image banner

MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CẤP GIẤY PHÉP CHO LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 12

Một số câu hỏi và trả lời về cấp giấy phép cho lao động nước ngoài

MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI VỀ CẤP GIẤY PHÉP CHO LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

Câu hỏi 1: Đối với hình thức làm việc “di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp” … có đủ điều kiện không?
Đối với trường hợp làm việc theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, Công ty phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài (chủ đầu tư …) cử sang làm việc … ít nhất 12 tháng liên tục. Do đó, nếu thư bổ nhiệm hoặc văn bản xác nhận quá trình làm việc không phải do doanh nghiệp chủ đầu tư … thì sẽ không đủ điều kiện làm việc theo hình thức di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ.
Câu hỏi 2: Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động … có được xin cấp mới giấy phép ở cùng vị trí không?
Không được. Đối với trường hợp này Công ty phải làm thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài. Trường hợp giấy phép lao động còn hiệu lực mà Công ty có nhu cầu thay đổi hình thức làm việc hoặc chức danh công việc, hoặc vị trí công việc thì mới được thực hiện thủ tục cấp mới giấy phép lao động theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ.
Câu hỏi 3: Do yêu cầu đi công tác thường xuyên … gia hạn trước 60 ngày được không?
Không được. Việc gia hạn giấy phép lao động chỉ được thực hiện trong khoản thời gian khi giấy phép còn hiệu lực ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ.
Câu hỏi 4: Sau khi được cấp giấy phép lao động … không phù hợp với giấy phép thì có được gia hạn không?
Trường hợp hợp đồng lao động có nội dung không phù hợp với giấy phép lao động đã được cấp thì giấy phép đó sẽ hết hiệu lực và không được gia hạn nếu hết hạn theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ.
Câu hỏi 5: Người LĐNN làm việc trực tuyến và không vào Việt Nam thì có phải đề nghị cấp GPLĐ không?
Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động, người LĐNN làm việc tại Việt Nam phải “có GPLĐ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này”. Đối chiếu với quy định, trong trường hợp người LĐNN không vào Việt Nam làm việc thì không phải đề nghị cấp GPLĐ.
Câu hỏi 6: Người LĐNN chưa vào Việt Nam có được cấp GPLĐ không?
Tại Điều 151 Bộ luật Lao động về điều kiện người LĐNN làm việc tại Việt Nam, trong đó quy định người LĐNN phải có GPLĐ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Do đó, trong trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng người LĐNN phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ … và gửi hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ đến Sở LĐ-TBXH để được tiếp nhận và xem xét, giải quyết.
Câu hỏi 7: Người nước ngoài kết hôn với vợ là người Việt Nam … có được tham gia bảo hiểm xã hội không?
Đối với người lao động nước ngoài kết hôn với vợ/chồng là người Việt Nam thuộc trường hợp không thuộc diện cấp GPLĐ; nhưng muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động có thể thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, theo quy định tại Điều 3, 4, 9 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 70/2023/NĐ-CP.
Câu hỏi 8: Người lao động nước ngoài có bằng đại học kỹ thuật … tuyển dụng vào vị trí chuyên gia kinh doanh có phù hợp không?
Theo khoản 1, Điều 1, Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP: “Tốt nghiệp đại học trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc.” Như vậy, dù chuyên ngành không đúng hoàn toàn, nhưng phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phù hợp.
Câu hỏi 9: Lao động nước ngoài là đại diện pháp luật, đã có tên trên GCN ĐKDN … có phải thông báo tuyển dụng lao động Việt Nam trước không?
Theo điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (sửa đổi NĐ 70/2023/NĐ-CP), phải thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam trên cổng thông tin của Bộ LĐ-TBXH hoặc trung tâm dịch vụ việc làm ít nhất 15 ngày trước khi đề nghị sử dụng lao động nước ngoài.
Câu hỏi 10: Trường hợp người lao động nước ngoài kết hôn với người Việt Nam … có phải xác định nhu cầu sử dụng và nộp hồ sơ giải trình không?
Theo điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (sửa đổi NĐ 70/2023/NĐ-CP), trường hợp lao động nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống tại Việt Nam thì không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Câu hỏi 11: Công ty đào tạo ngoại ngữ với nhiều trung tâm ở các tỉnh … cấp GPLĐ ở đâu?
Theo điểm a Khoản 5 và Khoản 11 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP, khi làm việc tại nhiều địa điểm, trong văn bản đề nghị cấp GPLĐ phải liệt kê đầy đủ các địa điểm; và nộp hồ sơ lên Bộ LĐ-TBXH (Cục Việc làm).
Câu hỏi 12: GPLĐ đã cấp, thay đổi số hộ chiếu, trước 45 ngày không được chấp thuận … lý do và cách khắc phục?
Theo Khoản 3 Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (sửa đổi NĐ 70/2023/NĐ-CP), khi có thay đổi thông tin (số hộ chiếu) phải làm hồ sơ đề nghị cấp lại GPLĐ trước khi gia hạn.
Câu hỏi 13: Dịch công chứng tài liệu của nước ngoài sử dụng ngôn ngữ hiếm xử lý thế nào?
Hồ sơ nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch công chứng. Với ngôn ngữ hiếm (Ví dụ: Ả Rập, Hy Lạp…), phiên dịch sang tiếng Anh, chứng thực ở cơ quan tư pháp, sau đó lãnh sự và hợp pháp hóa tại ĐSQ Việt Nam; rồi dịch công chứng sang tiếng Việt tại VP Công chứng/Phòng Tư pháp.
Câu hỏi 14: Sau khi có GPLĐ theo hợp đồng lao động … phải thực hiện quy định gì liên quan pháp luật lao động?
Theo Khoản 3 Điều 11 và Khoản 3 Điều 18 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, sau khi được cấp GPLĐ phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản trước ngày làm việc; gửi hợp đồng (gốc hoặc sao chứng thực) tới cơ quan đã cấp GPLĐ; đồng thời tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu hợp đồng xác định thời hạn ≥ 01 năm.
Câu hỏi 15: GPLĐ đã cấp chức danh nhân viên kinh doanh, công ty giới thiệu là giám đốc kinh doanh … còn hiệu lực không?
Theo Khoản 1 Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, làm việc không đúng nội dung GPLĐ sẽ bị thu hồi. Ngoài ra, theo Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có thể bị phạt tiền và trục xuất.
Câu hỏi 16: Vị trí chuyên gia, lao động kỹ thuật có quy định phải có chuyên ngành phù hợp không?
Theo điểm a,c Khoản 1 Điều 1 NĐ 70/2023/NĐ-CP và Điều 3 NĐ 152/2020/NĐ-CP: Chuyên gia cần tốt nghiệp đại học + 3 năm kinh nghiệm; lao động kỹ thuật cần đào tạo ≥1 năm + 3 năm kinh nghiệm. Không bắt buộc chuyên ngành nhưng khuyến nghị doanh nghiệp cân nhắc khi báo cáo nhu cầu.
Câu hỏi 17: GPLĐ đã được gia hạn 1 lần, giờ muốn cấp mới GPLĐ … có phải nộp lại toàn bộ hồ sơ như trước?
Theo điểm d Khoản 5 Điều 1 NĐ 70/2023/NĐ-CP bổ sung Khoản 9 Điều 9 NĐ 152/2020/NĐ-CP, nếu cùng vị trí/chức danh (chuyên gia hoặc kỹ thuật), không yêu cầu nộp lại giấy tờ chứng minh trình độ và kinh nghiệm đã nộp trước đó.
Câu hỏi 18: Cấp GPLĐ cho Trưởng phòng kinh doanh ở vị trí giám đốc điều hành có được không?
Theo điểm b Khoản 1 Điều 1 NĐ 70/2023/NĐ-CP (sửa đổi Điều 3 NĐ 152/2020/NĐ-CP): “Giám đốc điều hành” bao gồm người đứng đầu chi nhánh, văn phòng hoặc người trực tiếp điều hành một lĩnh vực và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cấp cao. Cần có trong Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động.
Câu hỏi 19: Nhà quản lý, giám đốc điều hành cần giấy tờ gì chứng minh điều kiện?
Theo điểm b Khoản 5 Điều 1 NĐ 70/2023/NĐ-CP, gồm: (1) Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động; (2) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tương đương; (3) Nghị quyết/Quyết định bổ nhiệm.
Câu hỏi 20: Tuyển người LĐNN đã có GPLĐ cũ hết hạn … có thể đơn giản thủ tục không?
Theo điểm b Khoản 5 Điều 1 NĐ 70/2023/NĐ-CP, giấy tờ chứng minh chuyên gia/kỹ thuật có thể dùng: văn bằng/chứng chỉ hoặc giấy phép lao động đã cấp (hoặc xác nhận không thuộc diện) để thay thế cho xác nhận kinh nghiệm, khi làm thủ tục cấp mới GPLĐ theo Điều 9 NĐ 152/2020/NĐ-CP.
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1