image banner
Những chuyển biến tích cực qua hoạt động triển khai mô hình một cửa, một cửa liên thông tại Bình Dương
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 678
Trong những năm qua, để đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế xã hội và thay đổi cơ bản, đặt nền tảng chiến lược cho công tác cải cách hành chính trong giai đoạn 2011-2020 thuộc chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2 của tỉnh, các cấp lãnh đạo chính quyền tỉnh Bình Dương đã mạnh dạn đổi mới tư duy trong quản lý và tổ chức hoạt động của chính quyền các cấp trong tỉnh, gắn hoạt động phát triển KTXH với cải cách hành chính, lấy hiệu quả làm mục tiêu và tiêu chí đánh giá hoạt động của chính quyền các cấp trong tỉnh.
Trong những năm qua, để đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế xã hội và thay đổi cơ bản, đặt nền tảng chiến lược cho công tác cải cách hành chính trong giai đoạn 2011-2020 thuộc chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2 của tỉnh, các cấp lãnh đạo chính quyền tỉnh Bình Dương đã mạnh dạn đổi mới tư duy trong quản lý và tổ chức hoạt động của chính quyền các cấp trong tỉnh, gắn hoạt động phát triển KTXH với cải cách hành chính, lấy hiệu quả làm mục tiêu và tiêu chí đánh giá hoạt động của chính quyền các cấp trong tỉnh. Với mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao hiệu quả hoạt động của công chức và bộ máy nhà nước cấp tỉnh nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp khi đến quan hệ hành chính với tỉnh. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nước của tỉnh Bình Dương. 

Thực hiện quyết định 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, cho đến nay, 100% cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bình Dương đều tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đối với cấp tỉnh, 20 sở ngành và chi cục trực thuộc tổ chức thực hiện trên 1.406 thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong (đạt 100% TTHC liên quan đến người dân và doanh nghiệp theo công bố của UBND tỉnh). Đối với các thủ tục hành chính có tính chất liên thông hiện tại Bình Dương có 249 thủ tục, 32 TTHC giải quyết trong ngày và dự kiến thêm 186 TTHC sẽ giải đưa vào quyết trong ngày trong thời gian tới.

Thực hiện lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, Bình Dương đang triển khai dự án xây dựng cổng thông tin điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông đang triển khai xây dựng Cổng dịch vụ hành chính công trực tuyến của tỉnh để công bố vào đầu năm 2015.

Đối với cấp huyện, UBND thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An và thị xã Dĩ An đã tổ chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hiện đại theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ trên 7 lĩnh vực: tư pháp - hộ tịch, đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh, văn hóa, lao động thương binh xã hội và môi trường (tương ứng 188 thủ tục hành chính trong số 226 thủ tục hành chính cấp huyện); các huyện còn lại thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại từ 49-188 thủ tục hành chính. Đối với cấp xã 91 xã phường thị trấn đều tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông từ 4 lĩnh vực (tư pháp - hộ tịch, đất đai, xây dựng, LĐ-TB&XH). 

Trên cơ sở thành công ban đầu của quá trình thí điểm tổ chức thực hiện tại thị xã Thuận An và thị xã Dĩ An, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã phê duyệt Đề án tổ chức Bộ phận một cửa, một cửa liên thông hiện đại tập trung cấp huyện. Theo đó, 9/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh (kể cả 02 huyện mới thành lập) đều triển khai đồng loạt cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại với các nguyên tắc, thiết kế và chức năng tương tự Khu hành chính mở của tỉnh, áp dụng 100% thủ tục hành chính thuộc bộ thủ tục hành chính cấp huyện do UBND tỉnh ban hành. Đồng thời áp dụng phần mềm một cửa điện tử liên thông từ bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đến các phòng ban, cơ quan cấp huyện, đảm bảo các hồ sơ và thông tin thủ tục hành chính được điện tử hóa, giảm bớt giấy tờ hành chính và thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Qua đó, giúp cho lãnh đạo giám sát, kiểm soát được toàn bộ quy trình giải quyết thủ tục hành chính của người dân, đồng thời người dân, doanh nghiệp cũng dễ dàng tra cứu tình trạng hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua website, điện thoại, tin nhắn hay ki-ốt tra cứu tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cấp huyện. Tính đến thời điểm hiện tại, các huyện, thị đã gửi Đề án của địa phương mình để Sở Nội vụ thẩm định và sẽ trình UBND tỉnh thời gian tới để triển khai thực hiện.

Nhìn chung, việc triển khai đề án một cửa, một cửa liên thông thời gian qua đã đem đến những chuyển biến rõ nét; Cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được các cơ quan, đơn vị lựa chọn có đủ phẩm chất, năng lực, am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ năng giao tiếp tốt, đáp ứng tốt mọi yêu cầu của một nền hành chính chuyên nghiệp.

Việc giải quyết công việc cho tổ chức, công dân được nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Hiện tượng sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, công dân, nhất là doanh nghiệp giảm đáng kể; các cơ quan hành chính Nhà nước và cán bộ, công chức luôn nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc phục vụ nhân dân và doanh nghiệp, điều này đã được nhân dân, doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao thông qua kết quả điều tra xã hội học thời gian qua.
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0