image banner
Bình Dương đang khẩn trương triển khai các Đề án mang tính đột phá về công tác cải cách hành chính
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 643
Hiện đại hóa nền hành chính là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước.

Việc sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại và ứng dụng các giải pháp phần mềm công nghệ thông tin trong quản lý hành chính góp phần tiết kiệm thời gian, loại bỏ những thao tác thủ công và kiểm soát chặt chẽ quy trình tác nghiệp của cán bộ, công chức. Nhờ đó, hiệu quả công việc được nâng cao. Đối với một tỉnh phát triển công nghiệp như Bình Dương, thì việc đầu tư trang thiết bị hiện đại cho hoạt động hành chính là vô cùng quan trọng, nếu như không muốn nói là quyết định đến thu hút đầu tư và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Thực hiện các quy định của Trung ương về công tác cải cách hành chính, tỉnh Bình Dương đã xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn 2011-2015; trên cơ sở đó Sở Nội vụ đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các đề án mang tính đột phá về cải cách thủ tục hành chính đó là Đề án một cửa, một cửa tập trung cấp tỉnh và một cửa, một cửa hiện đại cấp huyện.

- Đối với Đề án một cửa tập trung cấp tỉnh: Hiện tại, 20 sở ngành và các Chi cục trực thuộc tổ chức thực hiện trên 1.406 đạt 100% thủ tục hành chính được giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tại Khu hành chính mở của Trung tâm hành chính tập trung. Trong thời gian tới, UBND tỉnh đã chỉ đạo và giao cho Sở Nội vụ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở ngành có liên quan xây dựng phần mềm liên thông hiện đại cấp tỉnh đảm bảo các nguyên tắc: Tin học hóa; Hệ thống hóa; đơn giản hóa; trực quan hóa; điều khiển hóa; mệnh lệnh hóa, tiến tới xây dựng nền hành chính điện tử. Song song đó là xây dựng Đề án thành lập tổ chức và hoạt động của Khu hành chính mở tại Trung tâm hành chính tỉnh. 

- Đối với một cửa, một cửa hiện đại cấp huyện: Ngày 8/5/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định 1036/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án tổ chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại UBND cấp huyện. Theo đó, 9/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh (kể cả 02 huyện mới thành lập) đều triển khai đồng loạt cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại với các nguyên tắc, thiết kế và chức năng tương tự Khu hành chính mở của tỉnh, áp dụng 100% thủ tục hành chính thuộc bộ thủ tục hành chính cấp huyện.

Việc áp dụng phần mềm một cửa điện tử liên thông nhằm đảm bảo các hồ sơ và thông tin thủ tục hành chính được điện tử hóa, giảm bớt giấy tờ hành chính và thời gian giải quyết thủ tục. Qua đó, giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tra cứu tình trạng hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua website, điện thoại, tin nhắn hay ki-ốt tra cứu tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cấp huyện. Tính đến thời điểm hiện tại, các huyện, thị, thành phố đã gửi Đề án của địa phương mình để Sở Nội vụ thẩm định và sẽ trình UBND tỉnh thời gian tới để triển khai thực hiện.

 
Mô hình một cửa cấp huyện
Khắc Tuấn
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0